A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CHÍNH PHỦ SỐ

Trong 9 tháng đầu năm nay, các cấp, các ngành liên quan của tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh ban hành 41 văn bản về thể chế số, qua đó nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm các mục tiêu giao tại Chiến lược quốc gia về Chính phủ số và Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đến nay, mạng truyền số liệu chuyên dùng từ cấp tỉnh đến cấp xã có 195 điểm kết nối; 100% cán bộ, công chức, viên chức (CBCC) có máy tính kết nối Internet phục vụ công tác. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ gần 50% hộ gia đình. Mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh thực hiện 85% dân số trưởng thành. Các doanh nghiệp viễn thông tích cực triển khai việc xóa vùng lõm sóng di động. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát và đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) bổ sung 42 khu vực khó khăn của tỉnh để đưa vào phổ cập dịch vụ viễn thông đến năm 2025.

Công an huyện Tu Mơ Rông hướng dẫn người dân kết nối mã định danh điện tử

Đề án 06, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư và kết nối, chia sẻ dữ liệu với 15 hệ thống của các bộ, ngành Trung ương. Theo đó, toàn tỉnh có 1.483 tài khoản cấp cho CBCCVC truy xuất CSDL quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC tại 3 cấp chính quyền và các trường học để phục vụ tuyển sinh đầu cấp.

Hiện, toàn tỉnh có 1.730 TTHC, trong đó, 1.052 dịch vụ công trực tuyến (chiếm 60,81%), 207 dịch vụ công trực tuyến một phần (chiếm 11,97%), còn 471 dịch vụ công không đưa lên trực tuyến (chiếm 27,23%). Cung cấp, tích hợp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia 1.052 dịch vụ, đạt 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện. Tổng số lượng tài khoản người dân, doanh nghiệp đăng ký để nộp hồ sơ trực tuyến là 6.566 tài khoản (6.451 tài khoản của người dân, 115 tài khoản của doanh nghiệp). Số hóa hồ sơ và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử ở cấp tỉnh cơ bản đạt gần 100%, trừ ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); cấp huyện đạt 53% và cấp xã đạt 21%.

Về ứng dụng các nền tảng số, dữ liệu số và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh đã kết nối với 13/21 dịch vụ của các bộ, ngành theo yêu cầu của Chính phủ. 

Về dữ liệu, tỉnh triển khai kết nối, chia sẻ 3/6 CSDL quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm. Các dữ liệu còn lại như: đất đai, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính đang phối hợp với bộ, ngành liên quan triển khai. Về kho dữ liệu tỉnh, hiện đang triển khai tích hợp 10 CSDL các ngành của tỉnh, Thư công vụ của tỉnh, Hệ thống thông tin nguồn, Hệ thống quản lý bưu chính, viễn thông... Về ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, kho học liệu số ngành giáo dục, CSDL CBCCVC, quản lý và lưu trữ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, triển khai CSDL đất đai giúp hoàn thiện CSDL đất đai quốc gia.

Công an huyện Ngọc Hồi làm căn cước công dân cho người dân.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai hệ thống giám sát, theo dõi quản lý tiến độ dự án đầu tư tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh giám sát hệ thống thông tin CSDL về công tác dân tộc. Sở Tư pháp giám sát hệ thống phần mềm quản lý CSDL công chứng, chứng thực tỉnh. Đồng thời, thực hiện chia sẻ, tích hợp dữ liệu ngành Tài chính, cung cấp dữ liệu góp phần hoàn thiện, nâng cấp CSDL chuyên ngành Tài chính, cụ thể là triển khai nhập CSDL về giá, tài sản công, tài sản hạ tầng đường bộ, công trình nước sạch nông thôn.

Toàn tỉnh có 2.651 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 25 toàn quốc; có 15.383 giao dịch trên sàn thương mại điện tử, với 143.472 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng. Qua đó cho thấy, việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc, đồng thời triển khai đẩy mạnh Chương trình OCOP đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử.

Tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tiếp đón bệnh nhân, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 100% trường trung học và cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý trường học, phần mềm quản lý nhà trường. Tỉnh triển khai hệ thống tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị, phản ánh hiện trường của người dân trên nhiều lĩnh vực và qua nhiều hình thức trực tuyến như: kênh zalo, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Hệ thống phản ánh kiến nghị (https://pakn.kontum.gov.vn/). Điều này góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương.

Nguồn: Báo Kon Tum.


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 97
Hôm qua : 159
Tháng 05 : 702
Tháng trước : 11.434
Năm 2024 : 50.865